Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động đang làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người ở Nam Á,ạisaoNamÁônhiễmnhấket qua bong da buộc các trường học phải đóng cửa, ảnh hưởng nhiều sự kiện thể thao và khiến buộc phủ kêu gọi người dân ở nhà để tránh các vấn đề sức khỏe, theo tờThe Hindu Times.
Tình trạng ô nhiễm
Dịch vụ đo chất lượng không khí Thụy Sĩ IQAir xếp hạng New Delhi của Ấn Độ là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp. Trong khi đó, Lahore, thành phố đông dân thứ hai của Pakistan, trong tuần qua đã ra lệnh đóng cửa trường học, công viên và trung tâm thương mại, sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) trong tuần này tăng vọt lên hơn 400, theo Reuters.
Hãng AA dẫn nghiên cứu năm 2021 của Viện Chính sách Năng lượng tại Đại học Chicago (Mỹ) cho biết không khí xấu có thể làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân ở Nam Á tới 5 năm, trong đó những người sinh sống ở New Delhi có nguy cơ giảm tới tới 9 năm. Báo cáo cũng cho thấy mỗi người trong số 1,4 tỉ dân Ấn Độ đều phải chịu đựng mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm vượt quá giới hạn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt ra.
Hệ thống y tế Ấn Độ đã chứng kiến sự gia tăng các bệnh liên quan đường hô hấp do ô nhiễm, bao gồm ho, rát họng và khó thở. Trong khi đó, khói bụi cũng là yếu tố nguy cơ cao thứ hai đối với các bệnh không lây nhiễm, bao gồm tim mạch, đột quỵ, ung thư phổi và các vấn đề hô hấp cấp tính.
Tại sao Nam Á là điểm nóng về ô nhiễm không khí toàn cầu?
Các nỗ lực chưa thành công
Dù chính phủ các quốc gia Nam Á đã tìm giải pháp để hạn chế ô nhiễm, song những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả đáng kể. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số trong 2 thập niên qua đã dẫn đến nhu cầu về năng lượng và nhiên liệu hóa thạch tăng lên.
Sự gia tăng số lượng phương tiện trên đường cũng làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm. Riêng ở Ấn Độ và Pakistan, số lượng xe cộ đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu những năm 2000.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng vấn đề còn nằm ở sự thiếu phối hợp trong nỗ lực kiểm soát ô nhiễm giữa các nước. Trong đó, các bên vẫn chưa có giải pháp chung để hạn chế tình trạng đốt đồng và nhiên liệu rắn.
Theo truyền thống, vào cuối năm sau vụ thu hoạch mùa đông, hàng triệu nông dân dọn sạch gốc lúa còn sót lại bằng cách đốt cháy các cánh đồng để chuẩn bị cho vụ lúa mì sắp tới. Điều này, cùng với tình trạng ô nhiễm do xe cộ và công nghiệp, đã tạo ra lượng khói bụi dày đặc trên khắp các bang Haryana, Punjab, Uttar Pradesh và New Delhi phía bắc Ấn Độ, đài CNN đưa tin.
Khoảng 38% ô nhiễm ở New Delhi trong năm nay là do đốt gốc rạ. Reuters dẫn một số nghiên cứu cho thấy các hạt bụi siêu nhỏ có thể di chuyển hàng trăm km xuyên biên giới và tác động đến nhiều quốc gia lân cận. Khoảng 30% khói bụi ở các thành phố lớn nhất của Bangladesh bắt nguồn từ Ấn Độ, thông qua gió di chuyển từ tây bắc sang đông nam.
Nghịch lý: Cắt giảm ô nhiễm lại làm nóng hành tinh?
Đâu là giải pháp?
Các quốc gia vùng Nam Á sẽ phải phối hợp hành động để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm trong khu vực, cũng như hợp tác để tăng cường giám sát và đưa ra các quyết sách chung. Đồng thời, những nỗ lực cũng phải được cân bằng dựa trên quá trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nhằm tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Ngoài ra, trọng tâm cũng cần mở rộng để bao gồm các lĩnh vực cho đến nay vẫn còn ít được quan tâm như nông nghiệp và quản lý chất thải. Theo Reuters, để hạn chế việc đốt đồng, chính phủ có thể tăng cường trợ cấp cho nông dân các máy dọn dẹp rơm rạ. Tính đến nay, Ấn Độ đã bắt đầu thực thi giải pháp này và đã có một số tác động đáng kể, song khả năng cung cấp các phương tiện dọn dẹp vẫn còn hạn chế do chi phí thuê cao, cộng thêm thời gian chờ đợi rất lâu.